1. Luật Đầu tư 2020;
2. Luật Doanh nghiệp 2020 sửa đổi, bổ sung 2022;
3. Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;
4. Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm;
5. Quyết định 27/2018/QĐ-TTg ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.
Theo Phụ lục I, Phụ lục II Quyết định 27/2018/QĐ-TTg thì các hoạt động kinh doanh dạy thêm, học thêm sẽ có mã ngành nghề kinh doanh là 8559, cụ thể như sau:
“8559 - 85590: Giáo dục khác chưa được phân vào đâu
Nhóm này gồm: Việc đưa ra và cung cấp việc hướng dẫn và đào tạo đặc biệt, thường là cho người đã trưởng thành và không thể so sánh được với giáo dục thông thường ở nhóm 852 (Giáo dục phổ thông), 853 (Giáo dục nghề nghiệp), nhóm 854 (Giáo dục đại học). Không kể các trường học viện, các trường cao đẳng và các trường đại học. Việc giảng dạy có thể được tiến hành ở nhiều môi trường khác nhau như ở các đơn vị hoặc theo điều kiện học của khách hàng, các tổ chức giáo dục, nơi làm việc hoặc tại nhà, có thể thông qua thư, tivi, internet, ở các phòng học hoặc qua các phương tiện khác. Việc dạy học này không dẫn đến được cấp bằng tốt nghiệp trung học, hoặc bằng tốt nghiệp đại học.
Cụ thể:
- Giáo dục không xác định theo cấp độ tại các trung tâm đào tạo bồi dưỡng;
- Các dịch vụ dạy kèm (gia sư);
- Giáo dục dự bị;
- Các trung tâm dạy học có các khóa học dành cho học sinh yếu kém;
- Các khoá dạy về phê bình, đánh giá chuyên môn;
- Dạy ngoại ngữ và dạy kỹ năng đàm thoại;
- Dạy đọc nhanh;
- Dạy về tôn giáo;
- Các trường của các tổ chức Đảng, đoàn thể.
Nhóm này cũng gồm:
- Dạy lái xe cho những người không hành nghề lái xe;
- Dạy bay;
- Đào tạo tự vệ;
- Đào tạo về sự sống;
- Đào tạo kỹ năng nói trước công chúng;
- Dạy máy tính.
Loại trừ:
- Các chương trình dạy biết đọc biết viết cho người trưởng thành được phân vào nhóm 85210 (Giáo dục tiểu học), giáo dục trung học cơ sở và trung học phổ thông được phân vào nhóm 85220-85230 (Giáo dục trung học cơ sở và trung học phổ thông);
- Các trường dạy lái xe cho những người làm nghề lái xe được phân vào nhóm 853 (Giáo dục nghề nghiệp);
- Giáo dục cao đẳng được phân vào 853 (Giáo dục nghề nghiệp), đại học và sau đại học được phân vào ngành 854 (Giáo dục đại học).”
Đối chiếu với Phụ lục IV ban hành kèm theo Luật Đầu tư 2020 về danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, có thể thấy không có các hoạt động dạy học thuộc mã ngành 8559 nào được liệt vào danh mục các ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Do đó, ngành nghề kinh doanh dạy thêm, học thêm không thuộc ngành kinh doanh có điều kiện.
Căn cứ Điều 6 Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT thì tổ chức hoặc cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh (sau đây gọi chung là “cơ sở dạy thêm”) phải thực hiện đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Theo đó, cơ sở dạy thêm có thể đăng ký kinh doanh theo dạng đăng ký hộ kinh doanh hoặc đăng ký doanh nghiệp:
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được cấp cho doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo quy định (Điều 34 Nghị định 01/2021/NĐ-CP).
- Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh được cấp cho hộ kinh doanh thành lập và hoạt động theo quy định (Điều 82 Nghị định 01/2021/NĐ-CP).
Sau đây là các ưu điểm, hạn chế được sắp xếp theo từng tiêu chí cụ thể, khi so sánh doanh nghiệp và hộ kinh doanh:
Sau khi xác định mô hình kinh doanh, cơ sở dạy thêm có thể tiến hành đăng ký kinh doanh tương ứng như sau:
* Đăng ký hộ kinh doanh:
(Điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP)
- Thành phần hồ sơ:
+ Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;
+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
+ Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
+ Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.
- Hình thức nộp hồ sơ:
+ Trực tuyến: Kê khai thông tin, tải văn bản điện tử, sử dụng chữ ký số để ký xác thực hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh theo quy trình trên hệ thống thông tin về đăng ký hộ kinh doanh.
+ Trực tiếp: Gửi hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh đến Phòng Kinh tế – Kế hoạch – UBND quận, huyện, thành phố nơi đặt địa chỉ.
- Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
* Đăng ký thành lập doanh nghiệp:
- Thành phần hồ sơ: tùy vào loại hình doanh nghiệp mà thành phần hồ sơ cần chuẩn bị là khác nhau. Cụ thể như sau:
(1) Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp; (mẫu Phụ lục I-1 ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT) và
(2) Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân.
(1) Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp (mẫu Phụ lục I-5 ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT);
(2) Điều lệ công ty;
(3) Danh sách thành viên; và
(4) Bản sao các giấy tờ sau đây:
_ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty là cá nhân;
_ Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên công ty là tổ chức;
_ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền. Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
(1) Giấy đề nghị đăng ký công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên (mẫu Phụ lục I-3 ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT);
(2) Điều lệ của công ty trách ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;
(3) Danh sách thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên (mẫu Phụ lục I-6 ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT);
(4) Bản sao hợp lệ giấy tờ chứng thực của các thành viên và của những người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức:
_ Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực.
_ Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực.
_ Đối với thành viên là tổ chức: Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, Điều lệ hoặc tài liệu tương đương khác.
(5) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp công ty được thành lập bởi Nhà đầu tư nước ngoài hoặc Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài;
(6) Bản sao Văn bản ủy quyền cho cá nhân đại diện của thành viên là tổ chức;
(7) Văn bản ủy quyền cho người đi nộp hồ sơ và nhận kết quả nếu không phải là người đại diện theo pháp luật. Văn bản này không bắt buộc phải công chứng, chứng thực.
(1) Giấy đề nghị đăng ký công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (mẫu Phụ lục I-2 ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT);
(2) Điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu hoặc Điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu;
(3) Bản sao các giấy tờ sau đây:
_ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
_ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ sở hữu công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức (trừ trường hợp chủ sở hữu công ty là Nhà nước); Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
Đối với chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
_ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
(4) Văn bản ủy quyền cho người đi nộp hồ sơ và nhận kết quả nếu không phải là người đại diện theo pháp luật. Văn bản này không bắt buộc phải công chứng, chứng thực;
(1) Giấy đề nghị đăng ký công ty cổ phần (mẫu Phụ lục I-4 ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT);
(2) Điều lệ của công ty cổ phần;
(3) Danh sách cổ đông sáng lập của công ty cổ phần (mẫu Phụ lục I-7 ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT);
(4) Danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài (mẫu Phụ lục I-8 ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT);
(5) Bản sao các giấy tờ sau đây:
_ Giấy tờ pháp lý của cá nhân (thẻ Căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp khác) đối với cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân, người đại diện theo pháp luật, người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức.
_ Giấy tờ pháp lý của tổ chức (Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác) đối với cổ đông là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền;
Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
_ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.
(6) Văn bản ủy quyền cho người đi nộp hồ sơ và nhận kết quả nếu không phải là người đại diện theo pháp luật. Văn bản này không bắt buộc phải công chứng, chứng thực.
- Hình thức nộp hồ sơ:
+ Trực tuyến: Thông qua cổng thông tin quốc gia.
+ Trực tiếp: Tại Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh nơi đặt trụ sở.
- Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Như vậy, việc tổ chức hoặc cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh không thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện nhưng vẫn cần tuân thủ các quy định pháp luật liên quan. Cơ sở dạy thêm hoạt động trong lĩnh vực này cần lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp, đăng ký hộ kinh doanh hoặc doanh nghiệp theo quy định để đảm bảo tính pháp lý và thuận tiện trong hoạt động kinh doanh.