Đặc Điểm Chung Của Kỹ Năng Tư Vấn Pháp Luật

Trong bối cảnh pháp lý ngày càng phức tạp và chuyên sâu, vai trò của luật sư tư vấn ngày càng trở nên quan trọng đối với cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức. Bài viết này sẽ trình bày chi tiết về các kỹ năng tư vấn pháp luật cần thiết đối với luật sư tư vấn, quy trình tư vấn pháp luật cơ bản, cũng như kỹ năng tư vấn pháp luật bằng thư tư vấn – một phương thức phổ biến và quan trọng trong hoạt động hành nghề luật sư.

1. Các kỹ năng tư vấn pháp luật cần thiết với luật sư tư vấn


Bên cạnh kiến thức pháp luật chuyên môn, đặc thù nghề luật còn đòi hỏi người hành nghề trang bị nhiều kỹ năng mềm khác để hoạt động hành nghề đạt hiệu quả cao, đặc biệt là đối với luật sư tư vấn. Thông thường, kỹ năng mềm được hiểu là tập hợp những kỹ năng liên quan đến thái độ, hành vi, ứng xử, phẩm chất cá nhân giúp cho việc hòa nhập trong môi trường làm việc, hợp tác hiệu quả, thực hiện tốt công việc và đạt được mục tiêu của mình. Những kỹ năng này có thể bổ sung cho các kỹ năng về kỹ thuật, nghề nghiệp và học thuật.


* Những kỹ năng mềm cần thiết đối với luật sư tư vấn:


- Kỹ năng tiếp nhận, tổ chức, thực hiện công việc;


- Kỹ năng giao tiếp;


- Kỹ năng lắng nghe, thấu hiểu;


- Kỹ năng thuyết trình;


- Kỹ năng đàm phán;


- Kỹ năng viết.


* Những kỹ năng tư vấn pháp luật cần thiết đối với luật sư tư vấn:


- Kỹ năng lắng nghe và trao đổi với khách hàng;


- Kỹ năng nghiên cứu hồ sơ;


- Kỹ năng tra cứu văn bản pháp lý;


- Kỹ năng viết pháp lý;


- Kỹ năng đàm phán hợp đồng;


- Kỹ năng soạn thảo hợp đồng;


- Kỹ năng tư vấn tổ chức thực hiện hợp đồng;


- Kỹ năng thương lượng giải quyết tranh chấp;


- Kỹ năng giải quyết tranh chấp bằng hòa giải, bằng trọng tài.


2. Các bước tư vấn pháp luật


Quy trình tư vấn pháp luật cơ bản có thể bao gồm các bước sau:


- Bước 1: Tiếp xúc khách hàng, tìm hiểu yêu cầu tư vấn.


- Bước 2: Thỏa thuận hợp đồng dịch vụ pháp lý.


- Bước 3: Xác định vấn đề pháp lý.


- Bước 4: Xác định luật áp dụng.


- Bước 5: Trả lời tư vấn.


3. Kỹ năng tư vấn pháp luật bằng thư tư vấn


Ngoài việc cung cấp nội dung tư vấn bằng lời nói đến với khách hàng thì việc cung cấp nội dung tư vấn thông qua thư tư vấn cũng là một trong những hình thức cung cấp sản phẩm pháp lý của luật sư cho khách hàng. Kỹ năng tư vấn pháp luật bằng văn bản rất quan trọng đối với luật sư trong quá trình hành nghề vì mỗi thư tư vấn có thể mang một màu sắc đặc trưng riêng của từng luật sư.


Theo đó, thư tư vấn không có bất kỳ quy định bắt buộc nào về mẫu biểu, định dạng. Tuy nhiên, cấu trúc cơ bản của nội dung thư tư vấn có thể trình bày theo bố cục Mở - Kết - Thân, như sau:


- Phần mở đầu: Khái quát vấn đề (Làm rõ yêu cầu của khách hàng, các sự kiện, giả định và hạn chế liên quan).


- Phần kết luận: Xác định lại vấn đề pháp lý cần trình bày dựa trên các yếu tó đã nêu ở phần mở đầu, đưa ra câu trả lời và kết luận ngắn gọn đối với các vấn đề pháp lý đã xác định.


- Phần nội dung: Đưa ra căn cứ pháp lý, lập luận cụ thể để chứng minh cho nội dung tư vấn đã nêu ở phần kết luận (Phần nội dung thương bao gồm phần “kết luận ngắn gọn” để tổng kết lại toàn bộ vấn đề).


Nhìn chung, thư tư vấn thường được trình bày theo cấu trúc Tổng - Phân - Hợp và phần kết luận được trình bày trước phần nội dung để khách hàng có thể theo dõi nội dung tư vấn một cách nhanh chóng và dễ dàng nhất.


* Sau đây là Mẫu thư tư vấn pháp luật/Mẫu đơn tư vấn pháp luật:


Tóm lại, với sự phát triển không ngừng của môi trường pháp lý và yêu cầu ngày càng cao từ khách hàng, luật sư tư vấn vẫn luôn liên tục cập nhật kiến thức, rèn luyện kỹ năng và nâng cao đạo đức nghề nghiệp để có thể cung cấp cho khách hàng dịch vụ tư vấn pháp luật chuyên nghiệp, hiệu quả và bền vững.

| 👁 29