Pháp Luật Về Giải Quyết Tranh Chấp Đầu Tư

Hoạt động đầu tư kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, quá trình này không thể tránh khỏi những tranh chấp phát sinh giữa các chủ thể. Việc lựa chọn cơ chế giải quyết tranh chấp phù hợp sẽ giúp các bên giải quyết mâu thuẫn một cách hiệu quả.

1. Tranh chấp trong hoạt động đầu tư kinh doanh


Luật Đầu tư năm 2020 dựa vào chủ thể để phân loại tranh chấp trong hoạt động đầu tư kinh doanh, từ đó quy định các biện pháp giải quyết tranh chấp cho từng đối tượng cụ thể. Theo đó, Điều 14 Luật Đầu tư 2020 quy định tranh chấp liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam được giải quyết như sau:


(Sơ đồ minh họa: Giải quyết tranh chấp liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam).


Như vậy, các biện pháp giải quyết tranh chấp trong đầu tư kinh doanh bao gồm: Thương lượng, hòa giải, Tòa án/Trọng tài. Các bên trong tranh chấp có quyền lựa tự do lựa chọn phương thức giải quyết giải quyết phù hợp với nhu cầu nhưng phải đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật.


2. Pháp luật về giải quyết tranh chấp đầu tư tại Việt Nam


Ngoài Luật Đầu tư các văn bản quy phạm pháp luật liên quan trực tiếp đến lĩnh vực hoạt động đầu tư kinh doanh trong tranh chấp, tùy vào phương thức giải quyết tranh chấp mà các bên lựa chọn để xác định các quy định liên quan khác như:


- Giải quyết tranh chấp bằng phương thức thương lượng: Áp dụng các quy định trong Bộ luật Dân sự 2015, Luật Thương mại 2005, Luật Doanh nghiệp 2020 (sửa đổi, bổ sung năm 2022),…


- Giải quyết tranh chấp bằng phương thức hòa giải: Điều chỉnh bởi Nghị định 22/2017 về hòa giải thương mại, quy chế hòa giải của bên thứ ba,…


- Giải quyết tranh chấp tại Tòa án: Tuân theo Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 và các văn bản liên quan,…


- Giải quyết tranh chấp tại Trọng tài: Căn cứ vào Luật Trọng tài Thương mại 2010, quy tắc tố tụng trọng tài của Trung tâm Trọng tài,…



Tóm lại, pháp luật Việt Nam đã quy định rõ ràng về các phương thức giải quyết tranh chấp trong hoạt động đầu tư kinh doanh, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để bảo vệ quyền và lợi ích của các bên. Việc lựa chọn phương thức giải quyết phù hợp không chỉ giúp đảm bảo tính hiệu quả mà còn góp phần duy trì môi trường đầu tư minh bạch, ổn định.

| 👁 54