1. Luật Luật sư 2006 sửa đổi, bổ sung 2015.
1. Phương thức tính thù lao của luật sư
- Theo giờ làm việc của luật sư: Phí luật sư được tính dựa trên số giờ làm việc của họ.
- Theo gói dịch vụ của vụ, việc: Luật sư báo giá một mức thù lao cố định cho toàn bộ quá trình tham gia vụ việc hoặc từng giai đoạn của vụ việc.
- Theo tỷ lệ phần trăm của giá ngạch vụ kiện hoặc giá trị hợp đồng, giá trị dự án: Luật sư tính thù lao dựa trên tỷ lệ phần trăm giá trị tài sản tranh chấp hoặc số tiền khách hàng nhận được.
2. Căn cứ tính thù lao của luật sư
- Nội dung, tính chất phức tạp của vụ án: Vụ án càng khó khăn và đòi hỏi nhiều thời gian nghiên cứu thì thù lao càng cao.
- Thời gian và công sức của luật sư: Vụ án đòi hỏi luật sư phải bỏ nhiều thời gian do có nhiều công đoạn hay luật sư tham gia toàn bộ/chỉ hỗ trợ một phần sẽ ảnh hưởng đế việc tính thù lao.
- Kinh nghiệm và danh tiếng của luật sư: Luật sư có nhiều kinh nghiệm hoặc thuộc các công ty luật danh tiếng thường có mức thù lao cao hơn.
3. Các chi phí hợp lý khác
Ngoài thù lao luật sư, khách hàng có thể phải trả thêm:
- Chi phí đi lại: Nếu luật sư cần di chuyển ra ngoài địa phương, di chuyển nhiều nơi trong nội thành,…
- Chi phí nộp hồ sơ và lệ phí tòa án: Do khách hàng chi trả hoặc thỏa thuận chung trong dịch vụ trọn gói.
- Chi phí khác: In ấn tài liệu, sao chụp, công chứng, lập vi bằng,…
Trước khi giao kết hợp đồng dich vụ pháp lý, khách hàng và luật sư nên trao đổi cụ thể về chi phí bao gồm các khoản phí dự kiến và phương thức thanh toán để đảm bảo minh bạch về quyền lợi, nghĩa vụ các các bên, tránh các tranh chấp phát sinh sau này. Ngoài ra, khách hàng có thể tìm hiểu kỹ về kinh nghiệm và uy tín của luật sư, so sánh mức phí giữa các công ty luật khác nhau để lựa chọn được dịch vụ phù hợp với nhu cầu và khả năng của khách hàng.