- Một số tài liệu nội bộ về lao động trong doanh nghiệp: Các tài liệu quan trọng liên quan đến lĩnh vực lao động trong nội bộ doanh nghiệp có thể kể đến như:
+ Thỏa ước lao động tập thể;
+ Nội quy lao động;
+ Quy chế nội bộ khác: Quy chế tiền lương, Quy chế đào tạo, Quy chế tuyển dụng và sử dụng lao động; Quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc của người lao động,…
Khi tư vấn pháp luật lao động cho doanh nghiệp, luật sư căn cứ vào những vấn đề pháp lý phát sinh trong từng vụ việc để tìm những quy định pháp luật tương ứng, đồng thời luật sư cũng cần phải nghiên cứu các quy chế, tài liệu nội bộ của doanh nghiệp để đưa ra tư vấn phù hợp.
- Hợp đồng lao động: Hợp đồng lao động là một trong những tài liệu mà luật sư cần có để đảm bảo sự chính xác trong hoạt động tư vấn pháp luật lao động cho doanh nghiệp, liên quan đến quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động. Những vấn đề cần quan tâm bao gồm:
+ Hiệu lực của hợp đồng;
+ Thời hạn của hợp đồng lao động và sự chuyển hóa thời hạn của hợp đồng lao động;
+ Mức lương của người lao động.
+ Các quyền, nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động.
- Những thay đổi trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động: Luật sư cần lưu ý về các sự kiện pháp lý có thể xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động như:
+ Chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động;
+ Vấn đề sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.
- Xử lý kỷ luật lao động: Trong quá trình quản lý lao động, người sử dụng lao động có quyền áp dụng biện pháp xử lý kỷ luật đối với người lao động theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, việc áp dụng đúng các biện pháp xử lý kỷ luật đòi hỏi người sử dụng lao động phải tìm hiểu các quy định pháp luật ở mức độ tương đối và trong nhiều trường hợp cần thông qua ý kiến tư vấn của luật sư để tránh những tổn thất do áp dụng kỷ luật sai quy định pháp luật. Vì vậy, khi tư cấn cho doanh nghiệp xử lý kỷ luật người lao động, luật sư cần lưu ý về các yêu cầu của một quyết định kỷ luật người lao động:
+ Căn cứ ra quyết định;
+ Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động;
+ Trình tự, thủ tục và điều cấm của luật liên quan.
- Chấm dứt hợp đồng lao động: Đối với những trường hợp khác nhau thì căn cứ chấm dứt, thủ tục chấm dứt, quyền lợi của người lao động được hưởng cúng khác nhau. Do đó, luật sư dựa vào quy định pháp luật hiện hành, hợp đồng lao động và hoàn cảnh thực tế của khách hàng để đưa ra ý kiến tư vấn phù hợp với khách hàng. Những trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động cần lưu ý:
+ Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
+ Quy định về thay đổi cơ cấu, công nghệ, lý do kinh tế để người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
+ Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.
- Tư vấn xây dựng tài liệu nội bộ về lao động cho doanh nghiệp:
+ Tư vấn xây dựng nội quy lao động;
+ Tư vấn soạn thỏa thỏa ước lao động tập thể;
+ Tư vấn soạn thảo hợp đồng lao động;
+ Tư vấn soạn thảo hợp đồng đào tạo nghề;…
- Tư vấn trong quá trình sử dụng lao động tại doanh nghiệp:
+ Tư vấn thiết lập quan hệ lao động: Đối tượng áp dụng/không áp dụng chế độ thử việc, thời gian thử việc, thông báo cho người lao động kết quả thử việc, ký kết hợp đồng lao động với người thử việc đạt kết quả theo yêu cầu của doanh nghiệp.
+ Tư vấn trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động: Tư vấn tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác với hợp đồng, sử dụng lao động từ công ty cho thuê lại lao động, xử lý kỷ luật người lao động.
- Tư vấn cho doanh nghiệp chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động: Tư vấn những công việc doanh nghiệp cần thực hiện khi chấm dứt hợp đồng lao động, các chế độ phải thanh toán cho người lao động, soạn thảo chấm dứt hợp đồng lao động.
Như vậy, mỗi doanh nghiệp có đặc thù hoạt động và chính sách quản lý lao động riêng, vì vậy việc tư vấn pháp luật lao động không chỉ dừng lại ở việc áp dụng quy định chung mà còn đòi hỏi sự linh hoạt, xem xét kỹ lưỡng từng trường hợp cụ thể. Bên cạnh đó, sự thay đổi liên tục của pháp luật lao động cũng đặt ra yêu cầu cập nhật và điều chỉnh kịp thời để đảm bảo quyền lợi của cả người sử dụng lao động và người lao động.